Tín dụng bất động sản được hoạt động trong khuôn khổ cho phép của ngân hàng nhà nước và pháp luật để đảm bảo tính ổn định cho thị trường.
Tín dụng nói chung và tín dụng bất động sản nói riêng là những cụm từ được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Cùng tìm hiểu về hai khái niệm này ngay trong bài viết dưới đây.
1. Tín dụng bất động sản là gì ?
Tín dụng bất động sản là việc các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho tổ chức, cá nhân vay tiền để thực hiện hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Khoản vay đó có thể được dùng vào mục đích đầu tư bất động sản, xây dựng nhà ở, xây dựng văn phòng,...
Hoạt động tín dụng bất động sản có sức ảnh hưởng lớn đến cung cầu bất động sản trên thị trường. Vì vậy, để đảm bảo tính ổn định cho thị trường bất động sản thì các tổ chức tín dụng và ngân hàng cần thực hiện các nguyên tắc tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước và các quy định của pháp luật.
2. Quy định của pháp luật về tín dụng bất động sản
Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản trừ những trường hợp được quy định dưới đây:
- Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc kho bãi phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng.
- Cho thuê phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng nhưng không sử dụng đến.
- Nắm giữ bất động sản trong quá trình xử lý vay nợ. Bất động sản này phải được tổ chức tín dụng xử lý, bán, chuyển nhượng hoặc mua lại trong vòng 3 năm để đảm bảo tỷ lệ đầu tư.
Xem thêm: Hướng dẫn làm thẻ ngân hàng Online trong 5 phút với ứng dụng MyVIB. Tại đây Hướng dẫn chuyển tiền nhanh 24/7 với ứng dụng MyVIB. Tại đây
3. Cách hoạt động của tổ chức tín dụng
Những cách thức hoạt động thường thấy của tổ chức tín dụng bao gồm:
3.1 Huy động góp vốn
Huy động vốn là hoạt động kinh doanh điển hình của các tổ chức tín dụng. Các hình thức huy động vốn của tổ chức tín dụng rất đa dạng như nhận tiền gửi từ khách hàng bằng hình thức gửi tiết kiệm; phát hành giấy tờ có giá; vay vốn của các tổ chức, cá nhân khác;... Khi đó, tổ chức tín dụng vừa có thể gia tăng nguồn vốn hoạt động vừa thu được nguồn lợi nhuận không hề nhỏ.
3.2 Cung cấp dịch vụ thanh toán
Cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản là hoạt động cung cấp phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng qua tài khoản thay vì sử dụng tiền mặt.
Hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán đang ngày càng phát triển. Nhờ đó, các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng dễ dàng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở bất kỳ đâu. Hoạt động kinh doanh cũng vì thế mà được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn khi giao thương với các doanh nghiệp nước ngoài.
3.3 Cấp tín dụng
Cấp tín dụng là hoạt động thỏa thuận giữa các tổ chức cá nhân để cho phép đối phương sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng hình thức cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Tức là cấp tín dụng là hoạt động ngân hàng được các tổ chức thực hiện nhằm cung cấp cho tổ chức, cá nhân một khoản tiền để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Một số hoạt động cấp tín dụng phổ biến như:
- Cho vay: Là hình thức cấp tín dụng mà bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích cụ thể trong thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Bao thanh toán: Là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hoặc bên mua dựa trên việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc phải trả có phát sinh trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Bảo lãnh ngân hàng: Là hình thức cấp tín dụng mà tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ theo cam kết ban đầu.
3.4 Kinh doanh ngoại tệ
Tổ chức tín dụng là một trong những tổ chức được pháp luật cho phép kinh doanh ngoại tệ. Một tổ chức tín dụng được quy định về loại hình và phạm vi giao dịch ngoại tệ như sau:
- Tổ chức tín dụng được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và giao dịch quyền chọn với tổ chức tín dụng được phép khác.
- Tổ chức tín dụng được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và giao dịch bán quyền chọn với tổ chức kinh tế.
- Tổ chức tín dụng được thực hiện giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn với người cư trú là tổ chức khác, cá nhân.
- Tổ chức tín dụng được thực hiện giao dịch giao ngay với người không cư trú là tổ chức, cá nhân; giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trái phiếu Chính phủ phát hành bằng Đồng Việt Nam tại thị trường trong nước.
3.5 Một số hoạt động khác
Ngoài những hoạt động chủ yếu kể trên, tổ chức tín dụng còn thực hiện một số hoạt động khác như góp vốn cổ phần, kinh doanh vàng,...
4. Vì sao các tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản?
Như đã đề cập ở trên, các tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản trừ một số trường hợp cụ thể được Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định. Nếu cho phép các tổ chức tín dụng kinh doanh bất động sản thì rất khó có thể kiểm soát được. Bởi vì, tổ chức tín dụng có thể tự vay tiền của mình để kinh doanh bất động sản khiến cho thị trường biến động liên tục. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giá cả của nhà, đất mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Vì vậy, các tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản là để ổn định thị trường và hạn chế rủi ro kinh tế cho đất nước.
5. Đăng ký tài khoản vay và quản lý khoản vay dễ dàng với ứng dụng Mobile Banking MyVIB
Hầu hết mọi người đều sở hữu cho mình một tài khoản tín dụng để chi tiêu khi cần thiết. Ngân hàng VIB cho phép khách hàng đăng ký và quản lý khoản vay dễ dàng với ứng dụng Mobile Banking MyVIB. Chỉ với một vài thao tác đơn giản trong thời gian ngắn là bạn đã có thể chi tiêu tín dụng ngay trên điện thoại của mình. Các khoản chi được ngân hàng cập nhật đầy đủ trong ứng dụng và nhắc nhở bạn thanh toán khi đến kỳ hạn. Nhờ đó, bạn giảm thiểu được tình trạng dư nợ quá hạn và quản lý tài chính hiệu quả hơn.
Như vậy, tín dụng bất động sản là một vấn đề mà ngân hàng nhà nước cần có chính sách kiểm soát chặt chẽ để không xảy ra các rủi ro kinh tế. Đối với các khách hàng là cá nhân nên sử dụng các ứng dụng ngân hàng số như MyVIB để quản lý chi tiêu tín dụng hợp lý.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)
Tải MyVIB
